Từ bàn thắng "hụt" của Văn Ý: FIFA nên bỏ thanh chéo trong cầu môn?
Năm 2018, tại lượt trận thứ hai vòng bảng giải châu Á 2018, Việt Nam đang dẫn Bahrain 1-0. Đội bạn tung một cú sút cũng đưa bóng đi dội từ cột dọc bên này sang thanh chéo sát cột dọc bên kia, giống hệt như Văn Ý đã làm trong trận đấu gặp Panama.
Giải năm đó chưa có công nghệ video hỗ trợ trọng tài, nhưng những hình ảnh quay chậm cho thấy bóng rất có thể đã qua vạch cầu môn, giống như cú đá của Văn Ý (mời bạn xem video dưới):
Lúc tình huống ấy diễn ra, Việt Nam chỉ mới dẫn Bahrain 1-0. Ngay sau khi thoát thua, chúng ta nâng tỷ số lên 2-0 để giành thắng lợi chung cuộc sít sao 2-1. Cần nhớ là Việt Nam bước vào trận đấu này sau khi đã để thua Malaysia 1-2 ở ngày ra quân. Nếu đội bạn gỡ hòa, chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Vậy nên, khi trọng tài quyết định không công nhận bàn thắng cho Văn Ý, dù rất tiếc vì một bàn thắng ở World Cup luôn rất quan trọng, mình nghĩ đơn giản là chúng ta đã trả lại những gì được nhận 3 năm về trước. Hồi đó mình thoát một bàn thua, nên giờ mình mất một bàn thắng, mình nghĩ vậy cho nhẹ nhàng ^^

Xem như 3 năm trước mình hên, hôm vừa rồi mình xui, biết đâu ngày mai đá với Cộng Hòa Séc mình lại gặp may thì sao :D
Video: Bàn thắng "hụt" của Hồ Văn Ý trong trận Việt Nam - Panama tại World Cup 2021
Cần loại bỏ thanh chéo trong cầu môn?
Kể cũng lạ, không biết tại sao từ giải châu Á, châu Âu đến World Cup, cả AFC, UEFA lẫn FIFA đều dùng cầu môn có một cái thanh chéo ở phía dưới, dẫn đến hàng loạt bàn thắng hụt.
Tính đến thời điểm này của World Cup 2021, ngoài Việt Nam, 2 đội Guatemala và Kazakhstan cũng rơi vào tình huống đã có thể ghi bàn nếu không có thanh chéo, vì khi đó nhiều khả năng bóng sẽ lăn vào bên trong theo hướng nó đang đi và trọng tài không cần phải xem video. Đây là pha bóng trong trận Kazakhstan gặp Lithuania:
Không rõ tại sao cả AFC, UEFA lẫn FIFA đều yêu cầu dùng khung thành có thanh chéo. Tuy nhiên, khi một yếu tố dễ gây ra tranh cãi và có thể bị loại bỏ mà không làm ảnh hưởng đến chuyên môn, nó nên được xem xét thay đổi, nhất là khi nó đã và đang được dùng theo cách không thống nhất như loạt ảnh dưới:






Như bạn vừa thấy ở trên, cái thanh chéo lúc thì có, lúc thì không.
Ở các giải tại Việt Nam, chúng ta cũng dùng khung thành loại không có bộ phận này. Trả lời phỏng vấn VTV, anh Trương Quốc Dũng (trọng tài futsal FIFA duy nhất của Việt Nam) cho biết: Khung thành ở giải futsal vô địch quốc gia không có thanh chéo, và bao năm nay các cầu thủ đá ầm ầm mà có sao đâu!

Các bạn chơi đá bóng ở các sân bóng trên cả nước, có ai thấy khung thành có thanh chéo này không? Bạn nghĩ nó được lắp vào để làm gì?
Mình thì đồng ý với trọng tài Dũng. Hi vọng, chúng ta sẽ không còn thấy cái thanh chéo này trong tương lai để không còn xảy ra những bàn thắng hụt kéo theo những tranh cãi.
Chứ thanh chéo trong khung thành tại World Cup 2021 tại Lithuania giống như một "thủ môn của thủ môn", một gọng kìm khóa quả bóng lại không cho nó bay vào lưới vậy:

Xem thêm về luật futsal:
- Quả phạt khi 1 đội phạm 6 lỗi đá ở cự ly mấy mét? Đá dội cột/xà có được đá bồi không?
- Luật Futsal: Nhảy lên khán đài ăn mừng bàn thắng có bị phạt không?
- Vì sao chuyền về thủ môn không chụp vẫn bị phạt?
Trong trận đấu, khi một đội phạm 6 lỗi tổng hợp, đội đối thủ sẽ được hưởng một quả phạt trực tiếp không hàng rào. Vậy, quả phạt này sẽ được đá ở cự ly mấy mét?